Không ngừng làm mới sản phẩm
Tại huyện Ba Chẽ, tới thời điểm hiện tại, huyện đang có 10 sản phẩm OCOP, trong đó đã có 5 sản phẩm đạt 4 sao. Theo lãnh đạo huyện, bắt đầu từ năm 2023, huyện sẽ định hướng phát triển thêm 6 sản phẩm mới và nâng cấp 1 sản phẩm lên 5 sao cấp quốc gia. Đó là các sản phẩm: Măng mai khô ở thôn Khe Giấy, xã Lương Mông; ổi Ba Chẽ thôn Đồng Quánh, xã Minh Cầm; mật ong ở thôn Khe Nháng, xã Thanh Lâm; thanh long ở thôn Nam Hải ngoài, xã Nam Sơn.
Đây đều là các sản phẩm được xây dựng, phát triển dựa trên các đặc sản địa phương. Riêng đối với sản phẩm trà hoa vàng Ba Chẽ của Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh, sẽ được đơn vị tư vấn lập hồ sơ gửi các cơ quan chức năng thẩm định, công nhận là sản phẩm 5 sao cấp quốc gia.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới, Ba Chẽ sẽ đặc biệt quan tâm khuyến khích thành lập các tổ chức OCOP với mức hỗ trợ 25 triệu đồng/doanh nghiệp thành lập mới. Từ năm 2017 đến nay, huyện đã bố trí 250 triệu đồng hỗ trợ thành lập mới được 10 HTX theo quy định.
Không chỉ riêng tại huyện Ba Chẽ, mà hầu hết các sản phẩm OCOP tại Quảng Ninh đều được quan tâm làm mới, đặc biệt là về thiết kế nhận diện. Ghi nhận của Pv DĐDN tại một số trung tâm, quầy hàng bán các sản phẩm OCOP trên địa bàn Quảng Ninh cho thấy, tại các gian hàng này đã có tiến bộ vượt bậc về mặt thiết kế sản phẩm, trong đó có thể kể đến như Ruốc tôm, Chả mực Hiền Nhung, Ruốc hàu Quân Nguyên, thịt lợn Móng Cái, Đông trùng Hạ Thảo Bảo Khang với thiết kế tinh giản nhưng chuyên nghiệp và bắt mắt hơn phù hợp với thị hiếu của khách hàng Việt Nam.
Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền đại phương, việc phát triển và nâng cấp các sản phẩm OCOP đều được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, các doanh nghiệp đã chủ động “làm mới” cho sản phẩm của mình thông qua việc đầu tư các thiết bị, máy móc sản xuất hiện đại, đổi mới bao bì, mẫu mã, chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Bà Lê Thị Thêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX sản xuất và kinh doanh Huy Hoàng, cho biết: “Với mục tiêu mang lại cho người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng nhất, HTX Huy Hoàng đã đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, đảm bảo VSATTP theo tiêu chuẩn ISO 22000. Đồng thời, HTX không ngừng cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn mác để giới thiệu sản phẩm phục vụ khách trong và ngoài tỉnh”.
Hiệu quả từ Hội chợ
Ngoài nỗ lực trong việc làm mới nhận diện thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, thì không thể không nói đến những giải pháp của tỉnh Quảng Ninh để sản phẩm OCOP có thể lan tỏa rộng rãi trên toàn quốc, thậm chí là vươn ra cả thế giới.
Một trong những giải pháp đó chính là các chương trình Hội chợ, như: Hội chợ thương mại Việt – Trung; Hội chợ xuân; Hội chợ OCOP được tổ chức thường niên.
Tham gia hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2023, bà Trần Thị Hằng, Hạ Long chia sẻ: “Hội chợ OCOP năm nào tôi cũng đi xem và mua vài sản phẩm. Ở đây có rất nhiều lựa chọn, ngoài các mặt hàng Việt Nam, tôi còn có thể tiệp cận và biết nhiều mặt hàng tiêu biểu của Trung Quốc, Thái Lan. Các sản phẩm không những chất lượng mà còn cho thấy thiết kế đẹp mắt, có thể bày biện các mâm cúng dịp tết Nguyến Đán”.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2023 còn thu hút các du khách đến tham quan, mua sắm. Bà Trần Thị Chi, phường Lương Khánh Thiện, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho biết: “Tôi đến Hạ Long thăm người quen; thấy hội chợ OCOP, lúc đầu chỉ dự định đi chơi thôi, nhưng thấy hàng hóa phong phú, sản phẩm chất lượng nên tôi mua được rất nhiều sản phẩm như trà hoa vàng ở Hải Hà, miến Bình Liêu, mực Cô Tô, gạo nếp cái hoa vàng Đông Triều...”.
Đối với nhiều doanh nghiệp, việc đưa sản phẩm vào các trung tâm thương mại, các quầy hàng và hội chợ không phải là để bán được thật nhiều hàng mà đây sẽ là cơ hội để họ quảng bá tên, hình ảnh sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các sản phẩm OCOP tiêu biểu của Quảng Ninh đến các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bà Nguyễn Hiền Nhung, chủ cở sở sản xuất Chả Mực Hiền Nhung, một thương hiệu OCOP tiêu biểu của Quảng Ninh cho biết: “Điều quan trọng nhất là để quảng bá, gây ấn tượng về sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của quê hương đến với các đối tác. Đó là ly do 12 năm nay tôi đều tham gia hội chợ Xúc tiến thương mại Việt – Trung và các hội chợ khác do tỉnh tổ chức. Bên cạnh đó, sản phẩm của chúng tôi cũng được đưa lên chợ điện tử để người tiêu dùng có thể tìm và đặt mua bất cứ lúc nào”.
“Qua những lần tham gia như này, tôi cũng đã tìm được nhiều đối tác lớn trong và ngoài tỉnh. Tôi đánh giá rất cao cơ hội cho các sản sản phẩm OCOP qua những hội chợ như thế này”, bà Nhung nhấn mạnh.
Đồng tình quan điểm trên, anh Vũ Ngọc Thành chủ cơ sở sản xuất Đông trùng Hạ Thảo Bảo Khang chia sẻ: “Đây là cơ hội để cơ sở tôi cũng như các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhận diện thương hiệu, chất lượng hàng hóa, trao đổi hợp tác, tuyên truyền, quảng bá, mở rộng thị trường, liên kết, hợp tác cùng có lợi, hướng tới phát triển toàn diện và bền vững trong thời gian tới”.
Cùng với việc tổ chức hội chợ OCOP, toàn tỉnh Quảng Ninh còn hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP với các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn trong và ngoài tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh. Hiện toàn tỉnh có 27 siêu thị, 7 trung tâm thương mại; nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh được đưa vào hệ thống siêu thị, cửa hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh.
Không chỉ dừng lại trong phạm vị toàn Quốc, để đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới, Quảng Ninh cũng đã mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành trong nước và các nước để quảng bá sản phẩm. Năm 2022, tỉnh đã đưa một số sản phẩm OCOP tham gia Hội chợ Thương mại và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình; tham gia Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền các tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2022 tại Hà Nội; tham gia Tuần hàng quảng bá nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội và các tỉnh thành năm 2022 tại Hà Nội; kết nối thượng mại Việt – Trung…
Cùng với việc tổ chức hội chợ OCOP, toàn tỉnh Quảng Ninh còn hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP với các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn trong và ngoài tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh. Hiện toàn tỉnh có 27 siêu thị, 7 trung tâm thương mại; nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh được đưa vào hệ thống siêu thị, cửa hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh.
Không chỉ dừng lại trong phạm vị toàn Quốc, để đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới, Quảng Ninh cũng đã mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành trong nước và các nước để quảng bá sản phẩm. Năm 2022, tỉnh đã đưa một số sản phẩm OCOP tham gia Hội chợ Thương mại và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình; tham gia Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền các tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2022 tại Hà Nội; tham gia Tuần hàng quảng bá nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội và các tỉnh thành năm 2022 tại Hà Nội; kết nối thượng mại Việt – Trung… Các sự kiện này đều có gian hàng của nhiều nước trên thế giới tham gia.
Theo thống kê, đến thời điểm này toàn tỉnh Quảng Ninh đã có 67 sản phẩm mới tham gia chuơng trình OCOP, vượt 17 sản phẩm so với kế hoạch chỉ tiêu năm 2022; có 30 tổ chức mới tham gia chương trình OCOP tại 12/13 địa phương, vượt 15 đơn vị so với chỉ tiêu kế hoạch.
Cũng trong năm 2022, đã tổ chức xét chọn 7 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao của tỉnh Quảng Ninh trình Hội đồng trung ương đánh giá phân hạng sản phẩm cấp quốc gia của 6 đơn vị trong tỉnh. Đồng thời, đã tiến hành đánh giá phân hạng 105 hồ sơ sản phẩm và chọn ra 100 sản phẩm đạt sao của 57 chủ thể sản xuất thuộc 13/13 huyện, thị xã, thành phố. Hiện đã chọn được 24 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 76 sản phẩm đạt hạng 3 sao.
Theo DiendanDN.vn