Ô tô Việt Nam mong muốn chinh phục thế giới
Từ khi Vinfast công bố hìnhảnh chi tiết về bộ đôi concept Sedan và SUV đầu tiên của mình trước khi giới thiệu chính thức tại triển lãm Paris Motor Show 2018, thông tin này đã gây chú ý khôngchỉvới báo giới trong nước màcả quốc tế.
Tờ Bytbil của Thụy Điển cho rằng, đây là nhà sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam được đầu tư nghiêm túc với kỳ vọng sẽ xuất khẩu xe hơi ra toàn cầu.Còn trang tin nổi tiếng Auto News đưa ra những nhận xét như sau:“Châu Á không thiếu các nhà sản xuất xe hơi nổi tiếng. Nhưng đúng là ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, các quốc gia khác của lục địa này ít có đại diện trong ngành công nghiệp ô tô đến với Paris Motor Show. Nhưng với VinFast, họ đã đưa Việt Nam lên phía trước sân khấu của ngành công nghiệp ô tô thế giới với một chiếc sedan và một chiếc SUV - chúng thực sự khá tuyệt vời. Cho dù bạn có thích hay không, thực tế là cả hai chiếc xe có một bản sắc mạnh mẽ, nhờ chữ ký "V" phía trước và phía sau, thật không thể rời mắt khỏi logo hãng xe đến từ Việt Nam”.
Nói về sự kiện 2 xe VinFast có mặt tại triển lãm Paris, ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, lần đầu tiên Việt Nam có một sản phẩm công nghệ cao góp mặt tại một triển lãm ô tô uy tín nhất của thế giới – đây là một điều rất tự hào. Sự kiện này có 2 ý nghĩa lớn nhất đó là: Đối với quốc tế, nó chứng tỏ rằng Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia sân chơi này cùng với các đại gia của thế giới. Còn đối với ngành công nghiệp trong nước, đây là sự kiện mang tính kích thích rất cao, nó làm cho các doanh nghiệp ô tô trong nước lẫn các doanh nghiệp FDI sẽ phải quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư các công nghệ mới, đào tạo, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh được trên thị trường. Như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi và ngành CNHT của Việt Nam cũng được hưởng lợi rất nhiều – ông Quang nhấn mạnh.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, việc hợp tác với các thương hiệu lớn bao như Pininfarina, Bosch, Magna, Siemens hay BMW chính là sự bảo chứng cho mẫu mã, chất lượng các mẫu xe của VinFast có thể đáp ứng được các quy định toàn cầu. Cùng với đó là việc chiêu mộ hàng loạt nhân sự cấp cao trong nước và quốc tế… những yếu tố này sẽ giúp VinFast đi con đường ngắn nhất bước ra thế giới.
“Kích thích” ngành CNHT ô tô trong nước
Vinfast ra đời trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô trong nước vẫn đang “loay hoay” ở mức độ lắp ráp và tăng tỷ lệ nội địa hóa. Thẳng thắn nhìn nhận thì Việt Nam còn thua xa các nước trên thế giới cả về trình độ kỹ thuật và CNHT cho ngành công nghiệp ôtô.
Hiện Việt Nam mới chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp (DN) thuộc ngành CNHT sản xuất ô tô trên tổng số 12.000 DNngành CNHT cả nước, chiếm một tỉ trọng rất nhỏ chỉ 2,5%. Trong đó, hơn 90% linh kiện phụ tùng ô tô lắp ráp hiện nay vẫn do các DN nước ngoài cung cấp, qua đó thấy rằng, các DN nội hoàn toàn lép vế. Chính vì vậy, đến nay, tỷ lệ nội địa bình quân của ngành ô tô Việt mới chỉ đạt khoảng 15% - 20%.
Linh kiện ô tô
Khi Vingroup công bố tham gia vào ngành công nghiệp ô tô với thương hiệu VinFast, họ đặt ra mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm của mình là 60%. Để hiện thực hóa mục tiêu này, họ đã đưa ra chiến lược phát triển nguồn linh kiện rất bài bản, trong đó, ưu tiên các nhà sản xuất tại Việt Nam, tiếp theo mới đến các nhà sản xuất trong khối ASEAN và trên thế giới; Vinfast cũng cam kết hỗ trợ, hợp tác với các nhà sản xuất, đẩy mạnh việc sản xuất linh kiện với công nghệ hiện đại để có thể sử dụng cho sản phẩm của Vinfast, tiến tới xuất khẩu.
Trong khi Chính phủ đang có chủ trương tái khởi động ngành công nghiệp ô tô trong nước sau hàng chục năm triển khai thất bại, thì sự kiện sản phẩm xe ô tô mang thương hiệu Việt lần đầu tham gia Paris Motor Show và gây chú ý cũng như được giới chuyên môn đánh giá cao, được cho là có dụng như chất xúc tác, kích thích ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển. Đây cũng chính là động lực rất lớn để các DN CNHT ô tô trong nước, đặc biệt là các DN sản xuất phụ tùng linh kiện và sản xuất vật liệu hỗ trợ cơ bản như sắt, thép, nhựa, cao su, hóa chất… nắm bắt cơ hội, mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ, tăng cường liên kết nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của Vinfast cũng như các DN sản xuất ô tô, từ đó, giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô Việt Nam.
Ngoài ra, đây cũng là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp CNHT trong nước có thể cạnh tranh được với các DN FDI. Từ đó, xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống các nhà sản xuất linh kiện ô tô và ngành CNHT, nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế đất nước./.
Quốc Dân (tổng hợp)